Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Visual Merchandiser cần có những kỹ năng cơ bản nào?

Bạn chuyên nghiệp hay nghiệp dư? Có được đào tạo bài bản hay không? Đều không quan trọng. Bởi lẽ, không chỉ riêng VM mà bất kì một nghề nghiệp nào khác, thành công sẽ đến khi bạn thật sự cố gắng, thêm một chút năng khiếu, thêm chút may mắn và thêm những kỹ năng cần thiết.
Khác với năng khiếu, kỹ năng là những gì bạn tích lũy được, những kinh nghiệm bạn có được khi làm nghề. Và nó là một yếu tố quan trọng. Để có được kỹ năng tốt bạn phải học hỏi, quan sát và rẻn luyện thật nhiều. Để trở thành một Visual Merchandiser thành công, trước hết bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng sau:

Trang trí: Trang trí là một nghệ thuật bằng cách thêm các vật liệu, chất liệu, hay các họa tiết khác vào bức tranh của Merchandiser. Trang trí tốt sẽ hấp dẫn đôi mắt của các thượng đế khi ngang qua các cửa hàng, đem lại một cái nhìn tươi mới. Một Merchandiser hiệu quả sẽ biết làm đẹp cả những nơi không được mong muốn trông thấy bởi các khách hàng. Đó là mưu đồ để kéo chân khách hàng tới cửa hàng thêm một lần nữa một cách vô thức.
Kỹ năng này thật ra chúng ta đã được rèn luyện từ những bài học thủ công khi còn nhỏ cho đến nay. Đó không phải là một việc quá khó đối với những ai yêu thích VM. Làm tốt việc trang trí này hay không phụ thuộc vào khả năng thẩm mỹ, sáng tạo và khéo léo của mỗi người.
Trang trí là kỹ năng đầu tiên cần phải có khi bắt đầu theo đuổi VM

Thiết kế: Hãy hiểu "thiết kế" theo một cách chung chung, bởi mối quan tâm của bạn nằm ở hình ảnh. Việc của bạn là thiết lập các điểm mua hàng bằng các sản phẩm hấp dẫn, dễ thấy và thuận tiện nhất cho người tiêu dùng. Vì vậy, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc thiết kế, vận dụng chúng một cách linh hoạt để đạt được hiệu quả cao nhất. Tôi không ám chỉ bạn cần tham gia học thiết kế thời trang hay phải có những kĩ năng cao xa gì, nhưng những nguyên tắc đơn giản như một sản phẩm có bao nhiêu kích cỡ, bao nhiêu màu sắc thì bạn cần nắm rõ hơn bất cứ nhân viên nào trong shop. Đó chính là bước khởi đầu cho mục đích cuối cùng trong công việc của bạn: Bán được hàng. Đôi lúc, bạn cũng cần nắm rõ các vật liệu được sử dụng cho công việc trưng bày của bạn, bạn cũng có thể đưa ra những yêu cầu trong việc lựa chọn nội thất thích hợp, kếp hợp chúng cùng các manoquin đáng yêu. Một chút tố chất về thiết kế thời trang cho nghề này cũng không hẳn là thừa. Ngoài các vật liệu trưng bầy thì "biển báo": Tôi gọi chung tất cả những thứ như poster, bảng giá... là biển báo nhé. Việc bán hàng sẽ chẳng thể thiếu những biển báo được thiết kế đồ họa sẵn, được in ra và được trưng cùng các sản phẩm trong shop. Đó là cách tiếp cận thông tin nhanh chóng dành cho các thượng đế của chúng ta.
Nếu trang trí là kỹ năng đầu tiên thì thiết kế là kỹ năng quan trọng nhất bạn cần nắm vững.

Nhiếp ảnh: Tố chất của một nhà nhiếp ảnh sẽ giúp bạn nhìn thấy hình ảnh tạm coi là hoàn mỹ cuối cùng. Những đóng góp về mặt hình ảnh của bạn cũng có thể được công ty sử dụng trong các hoạt động về truyền thông. Hay chỉ đơn giản là bạn có những tấm ảnh đẹp, kỉ niệm về công việc của bạn, chia sẻ với bạn bè trên facebook. Ngoài ra, khi hiểu biết về nhiếp ảnh, bạn sẽ có cái nhìn nhạy cảm hơn để biết được thiết kế như thế nào để tạo ra khung nhìn tốt nhất.

Đồ họa. Ngoài kỹ năng trang trí với những đồ vật thủ công, bạn cần có kỹ năng sử dụng một số phần mềm đồ họa để hỗ trợ cho công việc. Như photoshop, AI, corel,... nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc thiết kế sau này. Và kỹ năng vi tính văn phòng cũng là điều cơ bản cần phải có.

Làm toán: Toán học có vẻ là kĩ năng không thể thiếu nếu công việc của bạn có liên quan tới tài chính (đảm bảo doanh số của cửa hàng theo cách tốt nhất trong phạm vi công việc của mình). Nếu bạn muốn biết " best selling items" ở mức độ nào thì việc nhân chia cộng trừ xem ra cũng cần thật chính xác. Một người giỏi toán luôn có cái đầu nhanh nhạy trong mọi trường hợp và sẽ đưa ra những quyết định logic. Có thể nói vui rằng danh họa giỏi toán sẽ có thể trở thành một Visual Merchandiser tài năng. Còn chúng ta, có lẽ chỉ cần mỗi thứ một ít thôi các bạn nhỉ! :)

Hãy nuôi dưỡng niềm đam mê, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, đừng nãn lòng, tôi chắc rằng sẽ có nhiều điều bất ngờ thú vị đến với bạn khi bạn thật sự cố gắng!

                                                                                                                                               Chal Zoe

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Handmade - Hướng dẫn làm cây trái tim!

Như bài viết trước, theo tôi một người có thiên hướng nghệ thuật, yêu thích thời trang và thiết kế sẽ là những ứng viên rất phù hợp với nghề Visual Merchandising. Và một đặc điểm nhận dạng khó bỏ qua là những bạn này thường rất mê làm đồ handmade ^^! Tôi cũng không phải là ngoại lệ. Từ bé tôi đã rất thích môn thủ công và thường xuyên tìm kiếm những bài hướng dẫn hoặc tự tạo ra cho mình những đồ vật xinh xắn. Đó thật sự là một công việc thú vị phải không nè? :)

Handmade và VM có một sự liên hệ rất mật thiết, một trong những kỹ năng cần có của người làm VM là phải khéo tay để có thể sáng tạo và thực hiện được ý tưởng của mình trong việc trưng bày sản phẩm sao cho đẹp mắt và hiệu quả nhất. Việc yêu thích handmade thật sự là một lợi thế của bạn. Bạn không mấy hứng thú với nó?  Tôi khuyên bạn nếu thật sự yêu thích nghê VM hãy nhanh chóng cập nhật cho mình càng nhiều "bí kíp" thủ công càng tốt. Tin tôi đi, đó sẽ là kho kỹ năng giúp ích cho bạn rất nhiều sau này.

Trong bài viết hôm nay, tôi xin chia sẽ với các bạn bài viết "Hướng dẫn cách làm cây trái tim" - một ý tưởng khá dễ thương có thể ứng dụng trang trí cho cửa hàng màu Valentine, hoặc cũng có thể là một món quà đặc biệt tặng cho người ý của bạn! :)

Mong rằng các bạn gái sẽ thành công với những chậu cây trái tim này nhé.
chậu cây trái tim
Chuẩn bị :
- Trái tim bằng xốp trắng, xốp trắng (bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán đồ làm handmade hoặc tự cắt xốp làm trái tim)
- Chậu cây (lưu ý chọn chậu cây có kích thước phù hợp với trái tim)
- Que tre nhọn, tấm vải voan mềm (hoặc giấy màu), dây ruy-băng
- Giấy nhúng màu hồng
- Dụng cụ: kéo, keo sữa, súng bắn keo, ống hút
Cách làm:
Bước 1:
Đặt chậu cây vào giữa tấm vải, bọc vải xung quanh và dán cố định vào mép trong thành chậu. Cắt xốp trắng đặt vào trong chậu, lấy 3 que tre có chiều dài gấp 3 lần chiều cao chậu chập thành một cuộn bọc kín dây ruy-băng trắng. Cắm trái tim vào đầu nhọn của que tre và cắm đầu còn lại vào trong chậu cây. Vậy là tạo được chậu cây với trái tim rồi.
chậu cây trái tim 1
Bước 2:
Cắt giấy màu hồng hình vuông cạnh 2cm, đặt mẫu giấy lên đầu ống hút, vuốt nhẹ các mép giấy bám vào thành ống hút, phết keo lên đầu ống hút và dán lên trái tim.
chậu cây trái tim 2
Bước 3:
Tương tự bạn cắt thật nhiều mẫu giấy để dán kín trái tim. Bạn trang trí thêm chiếc nơ ruy-băng bên dưới trái tim thêm xinh xắn.
chậu cây trái tim 3
Hoàn thành
Cây trái tim đã hoàn thành.
Bằng cách cắt giấy dán rất đơn giản, bạn có thể sáng tạo phối màu trang trí thành nhiều trái tim với nhiều màu sắc thật đẹp.
chậu cây trái tim 4
 Đây cũng có thể trở thành món quà ý nghĩa dành tặng cho người bạn yêu thương nữa đấy.
chậu cây trái tim 6
chậu cây trái tim 5
Thay cho cây trái tim bạn sáng tạo làm cây hoa tròn sắc xanh, cây ngôi sao sắc vàng, cây hoa tulip sắc tím… mỗi cây mỗi dáng mỗi màu sắc khác nhau sẽ giúp bạn trang trí ở nhiều vị trí hơn trong ngôi nhà. Không gian ngôi nhà trở nên tươi tắn sinh động nhiều màu sắc.
Chúc các bạn thành công với chậu cây trái tim nhiều màu sắc thật dễ thương này nhé !
Chal Zoe

Nguồn:
http://lamdohandmade.com

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Visual Merchandising là gì?

Visual Merchandising (VM) - một lĩnh vực, một ngành nghề còn rất mới ở Việt Nam mà hầu như chưa có một chương trình đào tạo bài bản nào dành cho nó. Hiện nay, trên Thế Giới VM là một nghề đang phát triển và có tiềm lực rất lớn. Vậy VM là gì? và trên Thế Giới đã đào tạo ngành nghề này ra sao? Với trang blog này, hy vọng tôi và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu và khám phá để trả lời cho những câu hỏi trên nhé!

Nếu bạn là người có thiên hướng nghệ thuật, yêu thời trang và say mê với việc sắp đặt mọi thứ trong không gian sống của mình, hẳn VM sẽ là một mãnh đất màu mỡ dành cho bạn. Nói một cách nôm na, dễ hiểu nhất thì VM là sự kết hợp của: nghệ thuật sắp đặt, thời trang và kiến trúc - nội thất. Đó là công việc sắp đặt, thiết kế từ những ý tưởng mới lạ, độc đáo thậm chí là kì quái trong việc trưng bày một sản phẩm bên trong cửa hàng hay cửa sổ trưng bày - mà phần lớn được áp dụng tại những cửa hàng thời trang từ bình dân đến cao cấp. Nhằm gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của cộng động và đem đến lợi ích cuối cùng là tăng doanh số bán hàng của thương hiệu.

VM là cách thức trưng bày sản phẩm bên trong cửa hàng, cửa sổ trưng bày hay phòng triển lãm...

Trưng bày sản phẩm ly, tách nghệ thuật
nghệ thuật sắp đặt từ những ý những ý tưởng độc đáo, thậm chí là...quái dị đều gây ấn tượng mạnh cho người xem

  nhắc tới VM người ta nghỉ ngay đó là công việc trưng bày sản phẩm thời trang vì đây là một mảng chiếm nhiều ưu thế

Đôi nét về Visual Merchandising
Là một người mới bắt đầu tìm hiểu về nghề, tôi chưa dám đưa ra ý kiến cá nhân. Sau đây giới thiệu đến các bạn một bài viết được chia sẽ trên fb của một Chị đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề tại Việt Nam.

"Đọc những dòng miêu tả công việc của một Visual Merchandiser này:

"1. Trực tiếp thực hiện các công việc bày biện, sắp xếp hàng hóa trong và ngoài cửa hàng.

2. Giám sát vệ sinh sản phẩm và không gian cửa hàng nhằm đảm bảo sự sạch sẽ, ngăn nắp. 

3. Phối hợp cùng các quản lý để phân bổ hợp lý lượng hàng hóa giữa các cửa hàng. 

4. Xây dựng tài liệu training về BST ngay sau khi nhận được hình ảnh order. 

5. Lên ý tưởng về sự sắp xếp hàng hóa tại cửa hàng ngay sau khi nhận được hình ảnh order. 

6. Phối hợp cùng với NV Marketing để đưa ra ý tưởng bày biện, sắp xếp, các icon và poster quảng cáo trong cửa hàng những dịp đăc biệt. 

7. Hoàn thiện VM Book của các cửa hàng trong hệ thống định kỳ hàng tháng. Phối hợp cùng với NV Quản lý thương hiệu để gửi VM Book sang cho hãng định kỳ hàng tháng theo yêu cầu. 

8. Lên kế hoạch kiểm tra các cửa hàng định kỳ hàng tuần và bất chợt.

9. Lên ý tưởng mix and match theo xu hướng của từng mùa. Phối hợp với nhân viên chụp hình và NV Truyền thông để đưa các hình ảnh trên lên các phương tiện thông tin đại chúng và website, facebook của công ty."

Bạn có thể hình dung được đôi nét về công việc của một VM trong thời trang. Tất nhiên, những yêu cầu nói trên là yêu cầu cho một VM ở cấp bán lẻ, tức là những người trực tiếp làm việc tại các shop thời trang. Họ không hẳn là những nhà thiết kế hay được đào tạo một cách bài bản. Họ là những VM theo cách trực quan, những VM hình ảnh. Hiểu rõ vai trò của VM hình ảnh là điều rất quan trọng. Nó đánh thức bạn phải làm thế nào để trở thành một VM thực thụ chứ không phài hàng ngày bị người quản lý của bạn gõ trán, đánh thức bạn khỏi những mơ mộng không đáng có.

♥ Kiến thức: Một điều rất quan trọng mà bạn nên thực hiện ngay nếu muốn trở thành VM là tham gia khóa học về bán hàng. Thậm chí bạn chẳng phải tốn tiền để học. Thay vào đó, hãy tìm kiếm cơ hội làm thêm như một nhân viên bán hàng. Đó là cách học hiệu quả nhất. Bạn cần hiểu rằng mục đích cuối cùng của việc bạn bán hàng hay trưng bầy hình ảnh cũng là buôn bán mà thôi.

♥ Phát triển kế hoạch kinh doanh bằng việc theo dõi đơn hàng: Nghe có vẻ cao xa, nhưng khi tôi còn là một VM, công việc của tôi là tìm ra những sản phẩm "best selling items" và những sản phẩm "non-moving items". Bạn sẽ có những items này dựa vào báo cáo kinh doanh hàng tuần, việc của bạn chỉ là nắm rõ "map" trưng bầy và thay đổi chúng. 

♥ Nghề nghiệp: Tìm kiếm cơ hội làm việc như một VM không phải không có, nhưng qua trải nghiệm của bản thân, tôi thấy đa số vẫn không quen với những thuật ngữ VM kể cả ở cấp bán lẻ của các công ty thời trang. Thêm vào đó, cái họ tìm kiếm ở các ứng viên cho nghề nghiệp này là những yếu tố khắt khe như được đào tạo chuyên ngành thiết kế...Thực tế, tôi đã bắt đầu công việc này với con số 0 tròn trĩnh về mặt đào tạo và kể cả kinh nghiệm. 

Phải chăng những người yêu thích công việc này sẽ khá vất vả khi muốn khẳng định mình. Nhưng không có gì là không thể. Chúc bạn thành công. "

ý tưởng trưng bày độc đáo với khung tranh, mặt nạ

hiện đại và bay bổng với ý tưởng con hạt giấy

ứng dụng nghệ thuật cắt giấy vào thiết kế cửa sổ trưng bày


Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về VM như tôi có cái nhìn tổng quan nhất, bước đầu khám phá những điều thú vị của một nhánh nghệ thuật mới mẻ này./.
Chal Zoe

Nguồn :
https://www.facebook.com/notes/visual-merchandiser-blog/%C4%91%C3%B4i-n%C3%A9t-v%E1%BB%81-visual-merchandiser/166248613500224